NGUỒN
Dù là chủ doanh nghiệp hay người viết blog, bạn đều nên biết rằng yếu tố then chốt đem lại sự thành công cho trang web là phải cung cấp cho người dùng nội dung, sản phẩm hoặc dịch vụ hấp dẫn mà họ không thể tìm thấy ở nơi khác.
Tuy nhiên, có một yếu tố khác ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của trang web – đó là khả năng trang web thu hút người dùng để họ tương tác và cuối cùng là ở lại trang càng lâu càng tốt.
Chỉ số này được gọi là "mức độ tương tác của người dùng". Đây là một chỉ số đặc biệt quan trọng nếu bạn bán quảng cáo dựa trên lưu lượng truy cập, vì bạn duy trì sự tương tác của người dùng đối với nội dung (và quảng cáo) của bạn càng lâu thì doanh thu của bạn càng cao.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các cách đo lường mức độ tương tác của người dùng trên trang web, cách cải thiện và những lỗi mà bạn cần chú ý trong quá trình này.
Các nhà hàng thường định kỳ cập nhật thực đơn để gạch bỏ những món ít được gọi và giữ lại những món bán chạy nhất. Tương tự như vậy, bạn cũng nên theo dõi để biết nội dung nào thu hút người dùng, nội dung nào bị bỏ qua và nội dung nào khiến họ rời khỏi trang web của bạn.
Để đo lường các chỉ số tương tác này (và chỉ số tương tác khác) của người dùng trên trang web của bạn, trước hết bạn cần triển khai giải pháp phân tích trang web. Bạn có thể chọn Google Analytics, một giải pháp dễ thiết lập và hoạt động liền mạch với Google AdSense.
Giờ thì bạn đã biết những loại tương tác nào cần đo lường và cách đo lường những loại tương tác đó, hãy cùng tìm hiểu một vài bước giúp bạn cải thiện mức độ tương tác của người dùng.
Trước khi đo lường mức độ tương tác của người dùng trên trang web của bạn, hãy luôn kiểm tra điểm chuẩn cho ngành của bạn. Điểm chuẩn này sẽ là thước đo giúp bạn so sánh hiệu suất của trang web, theo dõi tiến trình và phát hiện vấn đề cần khắc phục (nếu có). Bạn nên bắt đầu bằng Google Analytics – giải pháp cho phép bạn so sánh tỷ lệ thoát trên trang web của mình và dữ liệu khác về hiệu suất với hơn 1.600 danh mục ngành khác nhau.
Tỷ lệ thoát là một chỉ số hữu ích, nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu chỉ số này theo ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ: Nếu người dùng chỉ truy cập vào một trang trong trang web của bạn và sau đó rời khỏi trang, thì bạn có thể nghĩ rằng nội dung trên trang đó không đủ hấp dẫn. Nhưng nếu trang mà họ truy cập có nội dung dài và họ thực sự ở lại trên trang của bạn trong vài phút hoặc nhiều hơn thì chỉ số này lại không phù hợp. Trong trường hợp này, bạn nên dùng tỷ lệ cuộn trang vì chỉ số này phù hợp hơn và thể hiện nhiều thông tin hơn.
Cũng giống như tỷ lệ thoát, chỉ số về thời gian trên trang cũng có thể bị hiểu sai.
Hãy tưởng tượng tình huống như sau. Một người dùng truy cập vào trang chủ của bạn và công cụ phân tích ghi nhận thời gian lúc đó là 11:05 sáng chẳng hạn. Người dùng này ở lại trang chủ trong 1 phút, sau đó nhấp để tới một trang khác trên trang web của bạn. Lúc này, công cụ phân tích ghi nhận thời gian là 11:06 sáng. Sau khi ở lại trang đó trong 5 phút, người dùng này hoàn toàn rời khỏi trang web của bạn, tức là thời gian trên trang web tổng cộng là 6 phút – một con số khá ấn tượng.
Tuy nhiên, vấn đề là hầu hết mọi công cụ phân tích đều ghi nhận sai tổng thời gian trên trang web và chỉ tính là chỉ 1 phút. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là vì những công cụ này chỉ có thể "giao tiếp" với các trang của riêng bạn, chứ không "giao tiếp" với các trang trên những trang web khác. Vì vậy, khi người dùng rời khỏi để truy cập vào một trang web khác, trang web mới đó sẽ không gửi lại dấu thời gian để bạn tính thời gian trên trang cuối cùng. Theo ghi nhận của công cụ phân tích này, người dùng này ở lại trang chủ của bạn trong 1 phút, sau đó rời khỏi.
Việc quyết định cải thiện mức độ tương tác của người dùng rõ ràng là một bước đi đúng đắn, nhưng bạn cần tránh đo lường quá nhiều chỉ số cùng một lúc. Tốt hơn hết, bạn nên xác định một chỉ số tác động tích cực tới doanh thu, như thời gian trên trang web, số lượt chia sẻ, v.v. Sau đó, bạn cần tập trung xác định điểm chuẩn và tiến hành các thử nghiệm giúp mang lại kết quả mong muốn.
Để xem các tài nguyên khác về cách cải thiện trải nghiệm người dùng, hiệu suất và doanh thu tiềm năng của trang web, hãy chuyển tới mục Tài nguyên của chúng tôi.
Chia sẻ